Vết thương khó lành được ví như ‘dịch bệnh thầm lặng của thời đại mới’
Phút 71 định mệnh trên SVĐ Tôn Đức Thắng chiều ngày 12.3, đội trưởng Văn Thức đã trở thành người hùng của đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa với cú sút tung lưới Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, ấn định chiến thắng 1-0 đầy cảm xúc, đưa đội bóng xứ Thanh vào vòng bán kết giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO.Chiến thắng này càng thêm ý nghĩa khi trên khán đài có rất đông cổ động viên từ Thanh Hóa đến cổ vũ, trong đó có người chú ruột của Thức.HLV Popov của đội Thanh Hóa lại đối diện với án phạt, tại sao?
TS Nguyễn Mai Lâm có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục tại các hệ thống công lập, tư thục và được biết đến là một diễn giả, người truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ trước khi về công tác tại Trường đại học Tân Tạo từ năm 2022. Với tầm nhìn và sáng kiến mới, Tiến sĩ đã có nhiều đóng góp, cùng với BGH nhà trường tạo cơ hội cho sinh viên tham dự diễn đàn, hội nghị nghiên cứu khoa học quốc tế; Hiện thực hóa ý tưởng, mô hình khởi nghiệp cùng sinh viên; Nâng cao năng lực tiếng Anh và xây dựng CLB tình nguyện viên quốc tế; Hơn hết là duy trì mối quan hệ hợp tác với hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước; Tạo cơ hội thực tập và việc làm cho sinh viên tại các tập đoàn, bệnh viện lớn; Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp luôn đạt 100%, khẳng định chất lượng đào tạo và sự phù hợp với nhu cầu thị trường lao động.Quỹ học bổng "ITA - Vì tương lai" cũng được vận hành tốt trong thời gian qua, giúp đỡ hơn 300 sinh viên xuất sắc, giàu nghị lực được học tập trong môi trường giáo dục khai phóng.Sự kiện toàn BGH cùng những chiến lược mới, tin tưởng rằng Trường đại học Tân Tạo sẽ vươn mình với nhiều đột phá trong nhiệm kỳ mới, giữ vững thương hiệu là môi trường giáo dục khai phóng, mang lại cơ hội học tập tiên tiến, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
FLC bị xử phạt vì không công bố báo cáo tài chính
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Hãng AFP ngày 27.1 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho rằng khó có khả năng virus SARS-CoV-2 xuất phát từ một phòng thí nghiệm.Bà Mao nói: "Kết luận rằng việc rò rỉ từ phòng thí nghiệm là cực kỳ khó xảy ra đã được nhóm chuyên gia Trung Quốc và Tổ chức Y tế thế giới đưa ra dựa, trên các chuyến thăm thực tế đến các phòng thí nghiệm có liên quan ở Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc)".Phát ngôn viên này khẳng định kết luận này "đã được cộng đồng quốc tế và cộng đồng khoa học công nhận rộng rãi".Tuần trước, Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) đưa ra bản đánh giá mới, trong đó các chuyên gia phân tích thiên về giả thuyết virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm.Trong các năm qua, CIA cho biết chưa có đủ thông tin để kết luận đại dịch Covid-19 có nguồn gốc tự nhiên từ một chợ nông sản ở Vũ Hán (Trung Quốc), hay tình cờ bị rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở đó.Sự thay đổi mới nhất dựa trên "cơ quan báo cáo có sẵn", dù lý thuyết nào trong số đó cũng có thể xảy ra, một phát ngôn viên của CIA cho biết.Tháng trước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi Trung Quốc cung cấp thêm dữ liệu để hiểu về nguồn gốc bệnh. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh sau đó khẳng định nước này đã chia sẻ thông tin về Covid-19 mà "không hề giữ lại điều gì".Trong phát biểu ngày 27.1, phát ngôn viên này kêu gọi Mỹ "dừng chính trị hóa và lợi dụng vấn đề truy xuất nguồn gốc", đồng thời kêu gọi Mỹ "ngừng bôi nhọ và đổ lỗi cho các quốc gia khác, (và) nên phản hồi những lo ngại chính đáng của cộng đồng quốc tế càng sớm càng tốt".Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật cho biết các dịch bệnh Covid-19, cúm A và virus hợp bào hô hấp (RSV) đều tăng kể từ tháng 11.2023.Trong tuần lễ từ 12-18.1, có khoảng 1/4 các ca xét nghiệm cúm A, 8,8% các ca xét nghiệm RSV và 6,2% các ca xét nghiệm Covid-19 có kết quả dương tính. Về norovirus, trong tuần lễ kết thúc ngày 4.1, gần 28% các xét nghiệm này có kết quả dương tính. Norovirus là virus đường ruột rất dễ lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị bệnh, gây nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng.
Đánh giá Hyundai Grand i10 - xe cũ giữ giá, thực dụng
Hãng AFP ngày 5.3 đưa tin thủ đô New Delhi của Ấn Độ vừa cam kết sẽ dọn sạch một trong những bãi rác lớn nhất thành phố vào năm tới, trong kế hoạch xóa bỏ các bãi rác xấu xí rải rác trên đường chân trời của thành phố này.Khoảng 32 triệu người sống ở khu vực Delhi, nơi có nhiều bãi rác cao tới 60 m và có thể nhìn thấy từ xa.Các vụ cháy bãi rác thường xuyên xảy ra trong mùa hè dài và khắc nghiệt của thủ đô khiến các đống rác thải khí độc vào các khu dân cư gần đó.Phát biểu với báo giới hôm 4.3, quan chức lãnh đạo môi trường New Delhi Manjinder Singh Sirsa cho hay lực lượng chức năng đang tiến hành xử lý và tiêu hủy rác thải tại một trong những bãi rác lớn nhất thành phố. Chưa rõ biện pháp cụ thể do ông đề cập.Ông cho biết rác thải tại bãi rác Bhalswa ở ngoại ô phía bắc thành phố "sẽ giảm xuống đến mức không còn nhìn thấy được từ xa" vào cuối năm nay. "Mục tiêu sau cùng của chúng tôi là đảm bảo không có núi rác mới nào được hình thành", ông nói thêm.Các khu dân cư địa phương xung quanh bãi rác Bhalswa là nơi sinh sống của hàng ngàn cư dân nghèo nhất ở New Delhi, chủ yếu là những người di cư từ vùng nông thôn đến để tìm kiếm việc làm.Ông Sirsa cho biết bãi rác Bhalswa sẽ được dọn sạch vào tháng 3 năm sau, sau đó sẽ tiến hành công tác khắc phục tương tự tại 2 bãi rác chính khác của New Delhi.Theo ước tính gần nhất được đưa ra vào năm 2023, New Delhi phải giải quyết hơn 11.000 tấn chất thải rắn hằng ngày. Các quan chức ước tính bãi rác Bhalswa chứa hơn 4 triệu tấn rác. Rác thải sinh hoạt chưa qua xử lý được đốt ở các bãi chôn lấp trong những tháng mùa hè nóng nực và việc thải ra lượng khí mê tan làm gia tăng ô nhiễm tại các trung tâm đô thị vốn đã ngập trong khói bụi của Ấn Độ.